Other Menu

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Khánh Hòa là xứ trầm hương – Non cao biển rộng người thương đi về

Từ lâu thành phố biển Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, bình dị nhưng cũng rất nên thơ, lãng mạn như chính con người nơi đây. Đến với Nha Trang là đến với không gian thư giãn của nắng vàng, của cát trắng và biển xanh trải dài. Bên cạnh đó cũng không thể không nhắc đến những di sản văn hóa đã được hình thành từ rất lâu trên mảnh đất miền ven biển này và vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay. Một trong những di tích lịch sử nối tiếng nơi đây là Tháp Bà Ponagar đã được Bộ Văn Hóa xếp hạng cấp quốc gia năm 1979.


Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Khu di tích Tháp Bà là quần thể kiến trúc cổ thuộc nền văn hóa Champa xưa được xây dựng từ khoảng thế kỉ thứ 8 đến thế kỉ thứ 13 vào thời kì đạo Hindu cường thịnh, có quy mô thuộc loại lớn nhất còn tồn tại ở miền trung Việt Nam. Tháp Ponagar là tên thường được dùng để gọi chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra đó là tên của ngọn tháp lớn nhất nằm trên một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 50m so với mực nước biển, tại tả ngạn sông Cái, cách trung tâm thành phố khoảng 2km về phía Bắc.

Hình ảnh Tháp Bà Ponagar nhìn từ xa

Cận cảnh Tháp Bà Ponagar

Tổng thể kiến trúc của Tháp Ponagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên. Tầng thấp nhất là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đây được dẫn lên tầng giữa bằng những bậc thang bằng đá.

Ở tầng giữa gọi là Mandapa (tức là nhà khách, nhà tĩnh tâm) dành cho khách hành hương nghỉ ngơi, chuẩn bị lễ vật. Mandapa gồm 4 hàng cột hình bát giác. Trên thân các cột lớn có các lỗ mộng, khoét sâu vào thân cột, đối xứng ngang bằng với đỉnh của các cột nhỏ.
Các ngọn tháp được xây dựng theo kiểu Chăm tọa lạc ở tầng trên cùng. Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, đó là tháp Bà Ponagar. Tháp có 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa. Bên trong là tượng nữ thần Po Nagar (người Việt Nam gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana) tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm hương) ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây được xem một kiệt tác về điêu khắc Chămpa, là sự kết hợp tinh tế giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi.
Ngoài ra, các tháp khác thờ: thần Siva, thần Sanhaka, thần Ganeca (theo truyền thuyết là con trai thần Siva).

Đặc biệt, nếu có dịp đi đúng vào khoảng thời gian lễ hội Tháp Bà diễn ra từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm sẽ rất thú vị với nhiều nghi thức lễ hội và hoạt động phong phú, đa dạng nhằm giới thiệu, tôn vinh những nét đẹp của văn hoá Chăm đã được xếp hạng là một trong 16 lễ hội quốc gia.


Lễ hội Tháp Bà Ponagar

Đặt phòng khách sạn Nha Trang tại vietrip.vn:  vietsovpetro resort

Bài viết liên quan

0   nhận xét

Đăng nhận xét

Cancel Reply